GẠCH THÔNG GIÓ – ĐẸP NHƯNG KHÓ “CHIỀU”

Chia sẻ

Ngày nay, với sự trỗi dậy của các trào lưu thiết kế nội thất mang phong cách hoài cổ như: Retro, Vintage, Indochine… gạch thông gió đang dần trở thành xu thế, trở thành một loại gạch trang trí độc đáo với diện mạo cải tiến hơn, vừa mang nét cổ điển lại vừa có chút hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội thường được biết đến như tính thẩm mỹ cao, tạo sự thông thoáng nhờ đón gió và lấy ánh sáng tự nhiên, gạch thông gió cũng có một số hạn chế nhất định. Hãy cùng KASI điểm mặt vài nhược điểm của loại gạch này để các bạn có thể cân nhắc sử dụng gạch thông gió cho công trình của mình nhé!!

Khả năng chống hắt mưa, tiếng ồn kém

Gạch thông gió có cấu trúc rỗng với nhiều lỗ hổng mang lại sự thông thoáng, mát mẻ cho không gian. Đây cũng chính là một nhược điểm của gạch thông gió trong xây dựng. Với đặc điểm này, khả năng chống hắt mưa và ngăn tiếng ồn của gạch thông gió sẽ kém hơn các loại vật liệu đặc khác.

Chiêm ngưỡng một số mẫu gạch thông gió đẹp cho ngôi nhà mơ ước

Gạch thông gió khó có thể tối ưu khả năng chống hắt mưa và chống ồn

Để hạn chế tình trạng này, nếu bạn sử dụng gạch thông gió để xây dựng làm tường ngăn chính bạn nên sử dụng vách kính bên trong để chắn mưa, chống tiếng ồn khi cần mà vẫn đảm bảo được khả năng lấy sáng cùng sự linh hoạt thông gió trong không gian.

Dày và nặng

Đây là hai trong số những nhược điểm lớn nhất của gạch thông gió. Với kích cỡ và khối lượng phổ biến của gạch thông gió là từ 15- 19 cm, độ dày trung bình 6,5 cm và nặng từ 3 – 10 kg, việc di chuyển và thi công gạch thông gió sẽ tốn nhân công hơn, đồng nghĩa với việc phát sinh thêm chi phí và thời gian. 

Nhược điểm của gạch thông gió là dày và nặng

Do đó, trong quá trình thi công, các kiến trúc sư cần tính toán kỹ để đảm bảo được kết cấu bền vững cho công trình, giảm thiểu sự di chuyển gạch ở mức tối đa. Và lưu ý nên xây gạch thông gió trên dầm để đảm bảo được tải trọng của tường gạch.

Khó thi công

Việc thi công bằng gạch thông gió đòi hỏi người thợ giàu kinh nghiệm, thực sự khéo léo. Chính vì vậy thi công bằng gạch thông gió gặp nhược điểm tốn nhiều thời gian và kén thợ hơn.

Hướng dẫn thi công gạch bông gió mỹ thuật Viettiles

Thi công gạch thông gió cần sự khéo léo và tỉ mỉ

Khi thi công gạch thông gió, việc trộn vữa, xi măng không đúng tỷ lệ sẽ gây các hiện tượng thấm nước, ẩm mốc, nứt nẻ bề mặt gạch. Vì vậy, phương pháp sử dụng keo dán gạch luôn được khuyến khích hơn. Xây dựng đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

Chi phí xây dựng cao

Do tính năng và giá trị thẩm mỹ cũng như quy trình sản xuất nghiêm ngặt nên giá gạch thông gió luôn cao hơn hẳn các loại gạch thông thường khác. Bên cạnh đó, việc sử dụng vách, kính hoặc rèm che chắn sẽ thêm một khoản chi phí.

Hướng dẫn thi công gạch bông gió. Vật liệu cũ cho không gian mới

Gạch thông gió có giá thành và chi phí thi công cao 

Do đó khi lựa chọn gạch thông gió chúng ta cần xác định rõ mục đích sử dụng. Đặc biệt nên khai thác tối đa các ưu điểm của gạch thông gió cùng giá trị thẩm mỹ trong kết cấu, hình dạng, kích thước phù hợp để tạo điểm nhấn cho công trình. Việc này sẽ giúp giảm thiểu những chi phí phát sinh, tận dụng tối đa được lợi ích từ loại vật liệu đặc biệt này.

Khó bảo dưỡng và vệ sinh

Với các loại gạch bông gió được làm từ xi măng, bề mặt nhám, nhiều khe lỗ và các họa tiết hoa văn sẽ khiến việc bảo dưỡng, vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt gạch thông gió giúp chắn bụi nên sẽ bám bụi bẩn rất nhiều.

Có nên dùng gạch bông gió xây mặt tiền? - VnExpress

Do làm từ xi măng nên gạch thông gió khá khó vệ sinh và bảo dưỡng

Tuy nhiên hiện nay trên thị trường đã có đa dạng các loại gạch thông gió gốm, tráng men khắc phục được hoàn toàn nhược điểm khó vệ sinh của gạch thông gió. Loại gạch thông gió này có độ bền cao, với bề mặt tráng men giúp việc vệ sinh vô cùng đơn giản. Ngoài ra độ trong từ màu sắc của men, độ bền và khả năng chống thấm nước của gốm hoàn toàn giải quyết được nỗi lo bảo dưỡng của gia chủ.

 

Trên đây, các bạn đã cùng KASI khám phá những nhược điểm của gạch bông gió và cách “hóa giải” những hạn chế này. Hy vọng bài viết trên đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Bài viết bởi
Chia sẻ
Từ khoá:

Bài viết cùng chuyên mục