NHÀ KÍNH MÙA HÈ: MÁCH BẠN 6 BIỆN PHÁP CHỐNG NÓNG HIỆU QUẢ

Chia sẻ

Xu hướng sử dụng kính trong các công trình xây dựng xây dựng, đặc biệt với những thiết kế hiện đại theo hướng hightech đang dần trở nên phổ biến do khả năng lấy ánh sáng tự nhiên tốt, giúp tầm nhìn rộng, thoáng đãng. Tuy nhiên, vào mùa hè, kính lại khiến ngôi nhà trở nên nóng bức hơn do nhược điểm là hấp thụ nhiệt lượng nhanh và lớn. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp chống nóng, chống nắng hợp lý cho nhà kính là chủ đề được nhiều gia đình quan tâm. Hãy cùng KASI đi tìm những biện pháp dễ dàng và hiệu quả sau đây để nhà kính của bạn sẽ mát mẻ hơn vào mùa hè nhé.

Sử dụng rèm cửa để chống nắng

Không chỉ tăng tính thẩm mỹ và sang trọng cho ngôi nhà, sử dụng rèm cửa là một giải pháp đơn giản, tiết kiệm để chống nắng cho các căn hộ sử dụng cửa, vách kính cường lực. Rèm cửa không chỉ có tác dụng để chống nắng, làm giảm ánh nắng chiếu vào nhà mà còn giúp cho không gian nhà của bạn có sự riêng tư hơn.

Ngoài ưu điểm cách nhiệt tốt vào mùa hè, rèm cửa còn có linh hoạt khi có thể tận dụng được ánh nắng và nhiệt năng vào mùa đông.

Rèm cửa có chi phí thấp, dễ dàng lắp đặt, dễ dàng lựa chọn với đa dạng kiểu dáng và  màu sắc làm tăng thẩm mỹ cho toàn bộ căn nhà.

Sử dụng sơn cách nhiệt

Sơn kính cách nhiệt được tạo bởi từ các hạt NANO thủy tinh, có có thể chặn lại nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình chiếu sáng. Đồng thời ngăn được các tia bức xạ UV gây hại không xâm nhập vào ngôi nhà của bạn, vừa tăng hiệu quả chống nóng vừa đảm bảo sức khỏe, nhưng vẫn cho ánh sáng truyền qua kính. Sơn cách nhiệt là sản phẩm gốc nước, nhanh khô ở điều kiện bình thường và khô nhanh hơn nếu được thổi gió.

Sử dụng phim cách nhiệt

Phim cách nhiệt có vai trò như một màn chắn giúp chống nhiệt hiệu quả. Ngoài ra film cách nhiệt còn giảm ánh các tia nắng xuyên vào căn nhà đồng thời ngăn các tia bức xạ UV gây hại không xâm nhập vào ngôi nhà, tăng hiệu suất chống nóng cho cửa kính tốt hơn và đảm bảo sức khỏe cho con người.

Phim cách nhiệt được nhiều gia đình lựa chọn 

Ưu điểm của sản phẩm là giá thành phù hợp, tiết kiệm điện năng, làm lạnh và làm mát. Sử dụng tấm film chống nóng cho nhà kính sẽ giúp kết cấu của kính chắc hơn và an toàn cho người sử dụng.

Sử dụng kính phản quang

Sử dụng kính phản quang là một trong những biện pháp chống nóng cho nhà kính. Đây được xem là một giải pháp tương đối hữu hiệu để cản tia UV, ánh nắng gay gắt. 

Kính phản quang được tạo ra với nhiều lợi ích: phản xạ ánh sáng, ngăn chặn tia tử ngoại một cách hiệu quả. Bên cạnh đó khi sử dụng kính phản quang bạn có thể giúp làm mát, giảm nhiệt độ rất tốt. Không những cách âm tốt mà khả năng cách nhiệt cũng rất tiện ích.

Bố trí vị trí cửa sổ hợp lý

Một trong những giải pháp hiệu quả để chống nóng nhà kính là lắp thêm nhiều cửa sổ hơn. Gia chủ có thể tận dụng khoảng không hợp lý để mở cửa sổ kích thước rộng. Việc mở thêm nhiều cửa sổ giúp giảm không khí nóng ứ đọng trong nhà và trao đổi không khí bên ngoài. Như vậy, không gian trong nhà sẽ trở nên thoải mái hơn, thoáng đãng hơn.

Bố trí cửa sổ ở các vị trí hợp lý giúp ngôi nhà đón gió và điều hòa không khí tốt hơn

Chú ý nên thiết kế cửa sổ theo hướng đón gió, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ và giảm nhiệt hiệu quả.

Trồng cây xanh

Không gian nhiều cây xanh tạo cảm giác dễ chịu và thư giãn cho con người.  

Một giải pháp chống nóng tiết kiệm chi phí cho nhà kính để tạo không gian tươi mát, thoáng đãng là trồng cây xanh. Cây xanh có khả năng chống nóng rất tốt. Đồng thời lại điều hòa và thanh lọc không khí.

Trồng cây xanh là giải pháp không những giúp nhà bạn mát hơn mà còn thêm màu xanh tươi đầy sức sống

Tuy nhiên, tạo bóng mát bằng nhiều cây xanh là giải pháp mà không phải không gian nào cũng áp dụng được. Cách này phù hợp với nhà có diện tích rộng, có sân vườn, và có thể kết hợp thêm tiểu cảnh như hồ nước, suối nước nhân tạo. Đối với nhà kính không thể trồng các cây xanh lớn tạo bóng mát có thể mua nhiều chậu cây cảnh để trang trí, đem lại không gian xanh cho ngôi nhà.

Trên đây, KASI đã giới thiệu với bạn một số phương pháp chống nóng, chống nắng hiệu quả cho nhà kính. Hy vọng bài viết trên đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Bài viết bởi
Chia sẻ
Từ khoá:

Bài viết cùng chuyên mục