CHỐNG THẤM KHE TIẾP GIÁP 2 NHÀ: TƯỞNG KHÔNG DỄ MÀ DỄ KHÔNG TƯỞNG

Chia sẻ

Việc “chung vách chung tường” ở các thành phố lớn là khó tránh khỏi do mật độ nhà cao. Giữa các vách tường này tồn tại những khe hở nhỏ – khe tiếp giáp. Nếu không xử lý tốt khe này có thể gây nên tình trạng thấm nước, nhất là vào mùa mưa. Điều này dẫn đến nguy cơ cao về thấm dột nếu giữa 2 nhà không có biện pháp chống thấm ngay từ đầu. Do đó, khi bắt đầu xây nhà, cần phải kiểm tra và chống thấm triệt để tường nhà liền kề để tránh xảy ra tình trạng thấm dột khi đưa vào sử dụng. Hãy cùng KASI “điểm mặt” một số biện pháp chống thấm khe tiếp giáp hiệu quả và phổ biến nhé!

Sử dụng keo chống thấm khe tường

Xử lý khe giữa 2 nhà có độ rộng cực nhỏ, thậm chí với mắt thường bạn khó có thể nhìn thấy thì biện pháp hiệu quả nhất là dùng các hóa chất tạo màng đàn hồi gốc Polymer hoặc sản phẩm cao cấp hơn như Polyurethane để mang lại được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng keo tạo màng gốc acrylic, polymer hoặc silicon,… 

– Hiện nay, chống thấm khe tường giữa 2 nhà bằng keo chống thấm chuyên dụng là phương pháp được nhiều người áp dụng để ngăn chặn nguy cơ thấm nước triệt để.

– Phương pháp này được áp dụng khi khoảng cách giữa tường của 2 nhà chỉ vài cm. Nếu rộng hơn hãy thực hiện các biện pháp khác để ngăn nước đọng lại và thấm vào bên trong nhà.

Sử dụng màng chống thấm

Phương pháp chống thấm tường giữa 2 nhà này có thể áp dụng thi công chống thấm ngược. So với cách chống thấm khe tường giữa 2 nhà như trên thì hiệu quả không hề thua kém. Tuy nhiên, nếu chống thấm khe tường bằng màng khò nóng sẽ đòi hỏi kỹ thuật cao hơn.

Do vậy, chỉ có các công ty chống thấm chuyên nghiệp mới lựa chọn phương pháp này để chống thấm vách tường.

Sử dụng tôn lá

Đặt miếng tôn lá giữa 2 nhà cũng là phương pháp được nhiều gia đình áp dụng xử lý khe hở giữa 2 nhà tránh thấm dột, giúp cho nước mưa không bị thấm vào bên trong nhất là khi mùa mưa bắt đầu.

Sử dụng tôn lá để chống thấm hiệu quả

Cách thực hiện: 

– Nếu nhà đã được đưa vào sử dụng mà bị thấm nên sử dụng tôn lá có độ dày từ 0,4mm – 0,5mm để đóng vị trí có khe tiếp giáp giữa 2 nhà. 

– Dùng keo silicon vào vị trí đinh đóng lên tông để cố định và giữ chặt lại.

– Dùng tấm dán chống dột để dán lên. Cắt đúng kích thước giữa 2 khe tiếp giáp rồi mới dán lên bề mặt có khe tiếp giáp.

Chống thấm khe hở giữa 2 nhà bằng phương pháp hiện đại

Ngoài 2 cách trên thì chống thấm tường giữa 2 nhà còn được ứng dụng phương pháp hiện đại bằng cách dán miếng lưới giúp gia cố vết nứt. Sau khi xử lý khe hở giữa 2 nhà thì bạn nên xử lý chống thấm bằng các sản phẩm dùng cho tường ngoài chuyên dụng được bán trên thị trường.

1/ Chống thấm khe giáp ranh nhỏ hẹp: Trường hợp này rất khó để thợ quan sát và thi công. Cách làm tối ưu nhất chính là sử dụng hóa chất chống thấm chuyên dụng có thành phần gốc acrylic, polymer hoặc polyurethane.

Cách thực hiện: Bơm trực tiếp hóa chất vào khe tiếp giáp

Với độ đàn hồi cao và ít bị co ngót trước tác động của thời tiết nên dù khe bị sụt lún, nứt nẻ thì cũng không phải lo lắng vì tình trạng thấm dột khi trời mưa.

2/ Chống thấm khe hở lớn giữa 2 nhà: Cách xử lý trong trường hợp này sẽ đơn giản hơn rất nhiều vì có thể dễ dàng quan sát và xử lý trực tiếp khe hở bằng bitum hoặc màng khò nóng. 

Chống thấm bằng màng khò nóng

Cách thực hiện:

– Dán màng khò chạy từ sàn theo chân tường bằng đèn khò khí gas. 

– Miết chặt để đảm bảo màng chống thấm được gắn chắc chắn nhất.

– Gia cố lớp bảo vệ phía trên bằng các loại phụ gia chống thấm sao cho phù hợp để đảm bảo tuổi thọ của công trình.

Hi vọng những thông tin mà KASI vừa chia sẻ về việc chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà sẽ giúp cho các gia chủ có thêm kinh nghiệm khi xây dựng ngôi nhà của mình.

Bài viết bởi
Chia sẻ
Từ khoá:

Bài viết cùng chuyên mục