MỘT SỐ CHI PHÍ QUAN TRỌNG BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA NẾU ĐANG CÓ Ý ĐỊNH CẢI TẠO NHÀ Ở

Chia sẻ

Việc cải tạo, nâng cấp lại căn nhà để mang lại một không gian sống mới, hiện đại và thoải mái hơn vốn không còn xa lạ gì ngày nay. Tuy nhiên, khi quyết định cải tạo nhà cửa, việc lên kế hoạch và tìm hiểu trước các chi phí cần lưu ý là điều vô cùng cần thiết. Điều này để đảm bảo giúp khách hàng và đơn vị thiết kế, thi công, xây dựng có thể trao đổi thuận tiện hơn trong quá trình hợp tác làm việc, đồng thời giúp các gia chủ lên dự toán để không bị vượt quá mức chi phí dự kiến. Trong bài viết này, hãy cùng KASI xem xét một số chi phí cơ bản mà các quý khách cần cân nhắc khi tiến hành “thay đổi diện mạo” cho tổ ấm của mình nhé.

1. Cải tạo nhà là gì?

Việc tu sửa nhà ở là một thuật ngữ bao gồm nhiều dự án cải tiến ngôi nhà, từ việc đơn giản là sơn sửa hoặc thêm giấy dán tường đến việc cải tạo toàn bộ kết cấu ngôi nhà, thay đổi không gian nội thất hay cơi nới thêm tầng trong tổng thể kiến trúc. Tổng chi phí của dự án phụ thuộc nhiều yếu tố, vì vậy lúc bắt đầu bạn nên định sẵn mức ngân sách dự kiến và quyết định những yếu tố quan trọng nhất đối với mình. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trong quá trình cải tạo nhà, nhưng nổi bật có thể kể đến:

– Diện tích khu vực cải tạo: Diện tích càng lớn sẽ càng tốn nhiều chi phí hơn.

– Loại cải tạo: Một số căn phòng có các yêu cầu đặc thù sẽ tốn nhiều chi phí hơn các phòng còn lại. Nếu cải tạo đơn giản giữ nguyên cấu trúc nhà bao gồm mái và tường, chỉ sơn sửa và thay đổi nội thất đơn giản; chủ yếu sử dụng các vật liệu nhẹ và nhân tạo như gỗ tái chế và nhựa; sửa điện nước và lắp đặt thiết bị vệ sinh thì chi phí sẽ tiết kiệm hơn. Nếu cải tạo ở múc thay đổi cấu trúc căn nhà, cơi nới nâng tầng và thay mới toàn bộ hệ thống điện tử cao cấp, các vật liệu thông minh hiện đại thì chi phí dĩ nhiên sẽ tăng cao hơn.

Địa điểm cải tạo: Có một số căn nhà nằm ở các vùng địa hình đặc thù sẽ có các mức chi phí cải tạo khác nhau.

– Tuổi của ngôi nhà: Những căn nhà cũ thường tốn kém hơn cho công tác tu sửa. Cấu trúc của căn nhà có khả năng cần sửa chữa hoặc nâng cấp nhiều hơn để có thể lắp đặt thiết bị tiện nghi và đồ điện tử mới. Nếu căn nhà của bạn nằm trong khu được coi là di tích lịch sử, sẽ có thêm chi phí liên quan đến việc bảo tồn hoặc tái tạo lại diện mạo ban đầu của ngôi nhà.

2. Các dấu hiệu cho thấy bạn cần phải cải tạo nhà ở

– Bạn đang muốn tăng giá trị thẩm mỹ và chất lượng căn nhà của mình trước khi xem xét đến quyết định bán.

– Số thành viên trong gia đình đã tăng lên nhưng không đủ không gian sinh hoạt.

– Phong cách thiết kế đã lỗi thời, không còn phù hợp với gu thẩm mỹ của thời đại nữa.

– Ngôi nhà xuống cấp, hỏng hóc, bất tiện trong sinh hoạt.

– Nội thất không còn phù hợp với thiết kế nhà.

3. Các chi phí cần lưu ý khi cải tạo nhà ở

3.1. Chi phí xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà

Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Ngoại trừ hai trường hợp được miễn xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà thì các công trình tu sửa, cải tạo nhà ở mà có những thay đổi như thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng hay làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình, thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì bắt buộc phải có giấy phép xây dựng. Còn nếu chỉ đơn giản là cải tạo khu vực bên trong, sơn sửa và đổi mới nội thất thì chi phí xin giấy phép sẽ không phát sinh. Tùy vào từng địa phương mà chi phí này có thể rơi vào khoảng 5-15 triệu đồng. 

Căn cứ theo điều G, điều H khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở có 2 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, bao gồm:

1. “Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.”

2. “Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.”

3.2. Chi phí thiết kế

Trên thực tế, vẫn sẽ có một số loại cải tạo không cần thiết kế như cải tạo nội thất, tân trang lại phòng ốc, sơn sửa và trang trí… mà gia chủ có thể cân nhắc để cân đối ngân sách sao cho hợp lý nhất. Tuy nhiên muốn có một căn nhà đẹp thì không thể bỏ qua phần thiết kế vì đó là linh hồn cho một không gian sống thẩm mỹ và nghệ thuật. Thông thường, chi phí thiết kế sẽ chiếm khoảng 2% ngân sách. Với đội ngũ thợ KASI thì tư vấn là không mất phí, và khi lựa chọn thi công trọn gói dự án cùng chúng tôi thì quý khách hàng sẽ được hỗ trợ miễn phí hoàn toàn phần chi phí này. 

3.3. Chi phí thi công

Chi phí này chiếm khoảng 40% ngân sách, mức giá thi công xây dựng trên thị trường hiện nay rơi sẽ có sự thay đổi tùy vào chất lượng của từng đơn vị. KASI là một trong những nhà thầu có thể bảo đảm mức phí tối ưu nhất và mang lại cho bạn một không gian mới “lột xác” hiện đại tới bất ngờ. 

3.4. Chi phí vật liệu

Đây là chi phí lớn nhất, chiếm khoảng 55% ngân sách. Nếu bạn không bị bó buộc thời gian cải tạo và muốn tiết kiệm chi phí có thể chọn mua vật liệu vào khoảng thời gian đầu năm, thông thường đây là khoảng thời gian các vật liệu xây dựng giảm, có thể tiết kiệm chi phí xây sửa cải tạo lên đến 5-10%. Hãy để đơn vị xây dựng uy tín và có kinh nghiệm tư vấn cho bạn để đảm bảo về độ bền và chất lượng vật liệu nhé.

3.5. Chi phí phát sinh

Trong quá trình cải tạo, có thể xuất hiện những vấn đề phát sinh như khách hàng thay đổi yêu cầu, chất lượng công việc không đạt yêu cầu, các vấn đề hệ thống điện, nước, dây điện,… Trong những trường hợp này, việc dự trù một phần ngân sách để đối phó với những tình huống bất ngờ là cần thiết để tránh việc gặp khó khăn tài chính trong quá trình cải tạo, chi phí này sẽ không vượt quá 3% so với ngân sách. Tuy nhiên, khi bạn làm việc với KASI, chúng tôi đảm bảo sẽ không phát sinh thêm bất kì phụ phí nào trong quá trình thi công. 

LỜI KẾT: 

Cải tạo nhà cửa là một quá trình tốn kém và phức tạp. Bằng cách lưu ý các chi phí trên, bạn sẽ có thể lên kế hoạch tài chính một cách hiệu quả và tránh những bất ngờ không mong muốn. Nếu bạn đang có ý định cải tạo không gian sống, hãy liên hệ với KASI để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhé.

Bài viết bởi
Chia sẻ
Từ khoá:

Bài viết cùng chuyên mục